THÔNG TIN NỔI BẬT

TUYỂN SINH LỚP 6 LỚP 10

NĂM HỌC 2023-2024

ĐIỆN THOẠI HỖ TRỢ

024.6686.2880

024.2238.8666

ban

đàn piano

tphcm lam bang hieu quang tphcm mat ong rung ca bong song tra Quang Ngai gia cong chu noi inox dep

bán laptop giá rẻ tphcm

và thu mua laptop cũ giá rẻ bán mat ong rung nguyen chat tphcm ban cityland park hills go vap

gia cong inox

ban can ho opal gia re ban can ho dat gia thu duc ban ban pallet nhua cu tphcm ban bán đàn piano tphcm Bindo cung cấp giấy dán tường đẹp giá rẻ tại tphcm. phu nu
Xem tiếp
TH MOI
TS6_10

TỔ XÃ HỘI - MỘT THỜI ĐỂ NHỚ!

Ngày 01/04/2012

Ngay từ những ngày đầu tiên trường THPT Lý Thái Tổ đi vào hoạt động, tổ xã hội đã được biên chế hoàn thiện với các bộ môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Tổ có 15 giáo viên với đủ các lứa tuổi và đến từ rất nhiều trường khác nhau. Nhưng ngay từ đầu, tổ đã tạo được một không khí thân mật, đầm ấm và đặc biệt tất cả đều hào hứng với công việc ở ngôi trường mới. Tôi  nhớ những ngày đầu tiên của chúng tôi, trường mới, trò mới… nhiều điều rất khác với những gì chúng tôi hình dung. Nhưng có lẽ chỉ có một điều duy nhất chúng tôi cùng tâm niệm: đó là làm sao để trường đi vào nền nếp và tạo  được niềm tin cho phụ huynh. Tất cả đều phải bắt đầu từ những việc rất nhỏ.

Buổi họp phụ huynh đầu tiên vào tháng 8 năm 2005, các cô giáo tha thướt trong tà áo dài truyền thống, một phụ huynh đã nói với tôi: “Trường trẻ và các cô đều rất đẹp, chúng tôi cũng thấy vui”. Có lẽ đó chỉ là một lời động viên, những dường như nó lại cho chúng tôi bài học đầu tiên về kĩ năng của giáo viên một trường dân lập. Kĩ năng ấy gắn với yêu cầu tạo ra những hoạt động để thu hút học sinh, và để thực hiện được, dù là chút ít dòng chữ khẩu hiệu dán trên bức tường chính diện sân trường: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Ngay năm học đầu tiên, tổ xã hội đã bắt tay vào tổ chức hoạt động ngoại khóa trên cơ sở đặc trưng của các bộ môn. Lúc đầu thực sự chúng tôi rất đắn đo cho hoạt động này vì đầu vào của học sinh chưa cao, liệu có đáp ứng được yêu cầu của hoạt động này hay không. Nhưng tôi nhớ tới lời của một danh nhân: trong mỗi con người đều ẩn náu một thiên tài. Và chúng tôi mạnh dạn đề xuất cho hoạt động của tổ. Trong 5 năm, từ 2005 đến 2010, tổ đã tổ chức 4 buổi ngoại khóa với các chủ đề về văn học, lịch sử, tìm hiểu địa lý…

Khác với hoạt động văn nghệ của các lễ hội khác là cá nhân lựa chọn và đăng kí tiết mục; những buổi ngoại khóa chuyên đề của tổ xã hội đều mang tính học thuật và là hoạt động có tính chất chuyên môn nên đều là những tiết mục có định hướng và giáo viên phải trực tiếp sáng tạo, hướng dẫn học sinh  mới có thể đạt hiệu quả và thể hiện được ý đồ của bộ môn. Có thể nói đó là những ngày tháng mà chúng tôi, tất cả 15 thành viên của tổ đều không tiếc sức lực và thời gian để  hướng dẫn học sinh những tiểu phẩm văn học, những vai diễn  hóa thân  vào  các nhân vật văn học, lịch sử, tìm hiểu những kiến thức lịch sử và địa lý… Các buổi ngoại khóa đều tổ chức vào dịp 20/11, vì vậy mà bắt đầu từ buổi họp tổ chuyên môn đầu tiên của năm học, chúng tôi đã lên kế hoạch, nêu ý tưởng và chỉ sau 2 tuần là ý tưởng đã được duyệt để bắt tay vào luyện tập trong suốt tháng 10 và nửa đầu tháng 11. Đó là những ngày bận rộn những cũng thật hào hứng. Một tuần 3 buổi chiều, những lớp có tiết mục đều phải ở lại dưới sự hướng dẫn của các giáo viên trong tổ để tập luyện.

Có một buổi ngoại khóa thực sự đã để lại những xúc cảm sâu sắc trong học sinh và giáo viên toàn rường. Đó là buổi ngoại khóa hướng tới 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Một giáo viên trong trường đã nói với tôi sau buổi ngoại khóa: “Lâu lắm hôm nay em mới lại thấy xúc động như vậy”. Bản thân tôi cũng không thể nào quên được cái xúc cảm rưng rưng khi kết thúc màn đồng ca của tất cả thành viên trong tổ là giọng đọc hào sảng Chiếu dời đô và hình ảnh của rồng thiêng bay giữa bầu trời cao xanh lồng lộng. Nhưng mấy ai đã biết được rằng để có giây phút đầy xúc động đó là công sức không biết mệt mỏi của các thành viên. Thày Việt Cường đã nhờ cha mình, một nghệ sĩ nghỉ hưu, đọc và ghi âm Chiếu dời đô. Cô Liên của tổ nhạc họa  cũng bị bắt vào lĩnh xướng màn đồng ca vì tổ  toàn “ca sĩ” chỉ hát được trong dàn đồng ca! Và cô Lưu Ly, đang mang bầu mà 5 giờ sáng đã bắt chồng đưa đi đón cụ Rồng, Cô Thanh Nga phải dậy thật sớm đi lấy quần áo thuê kẻo tắc đường, mà thuê 2 ngày thì không dám vì tiền ít…Còn biết bao công sức của thày cô trong tổ và cả trong trường để làm nên một thành công. Tôi xin được nhắc tới thày cô như một lời tri ân với tâm huyết mà thày cô đã dành cho tập thể của tổ xã hội.

Dàn đồng ca của tổ xã hội

Giờ đây, khi trường THPT Lý Thái Tổ đã đi vào hoạt động ổn định với những khởi sắc rất đáng mừng, nhiều những chương trình hoạt động ngoại khóa đặc sắc, những lễ hội tưng bừng, có lẽ những buổi hoạt động ngoại khóa khi xưa của chúng tôi sẽ mờ nhạt đi. Nhưng đã có một thời chúng tôi sống với niềm say mê của sự khởi đầu đầy nhiệt huyết. Và những ngày tháng ấy sẽ là những dấu ấn không phai mờ trong kí ức của các thành viên tổ xã hội.

Hà Nội một đêm xuân

Đỗ Thị Oanh

Copy & Share this link via Yahoo, Skype, MSN... Bookmark and Share
thống kê
Tổng số lượt truy cập: 199909 Số người online: 220
a